Tháng 4.1945, trong những ngày cuối của cuộc đại chiến thế giới lần thứ
hai, bầu trời ảm đạm, binh sĩ của liên quân Anh Pháp đang ở trong chiến
hào, trên chiến trường, một màn đêm yên tĩnh bao phủ. Đột nhiên, từ
hướng trận địa của Đức bay tới một thể khí màu vàng xanh, giống như một
màn sương mù ma quái theo gió thổi vào trận địa liên quân Anh Pháp.
Binh sĩ không đề phòng đột nhiên náo loạn, trong
chiến hào, đâu đâu cũng là những tiếng la hét, kêu gào… Thì ra, đây là
khí độc clo mà quân Đức phóng ra, cũng là loại khí độc sử dụng lần đầu
tiên trong chiến tranh hiện đại. Với việc phóng khí độc này, Đức đã mở
màn cho cuộc chiến hoá học.
Loại dịch độc được sử dụng trong vũ khí hoá học không khác xa lắm với
khí clo, như loại độc dược thần kinh: Sarin, soman (C7H16O2PF), khí mù
tạt làm thối da, khí độc làm con người ngạt thở đến chết…
Để đối phó với các loại dịch độc trong vũ khí hóa học, các nhà khoa học
đã tiến hành những nghiên cứu trong một thời gian ngắn. Chỉ đi tìm các
chất khử độc thôi thì không đủ, cần phải tìm ra biện pháp có thể đối phó
tất cả (thậm chí tuyệt đại đa số) dịch độc.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện rằng, đa số dịch độc dù là
thể lỏng hay thể rắn, nhiệt độ sôi của chúng cũng tương đối cao. Trái
lại, khí oxy cần thiết cho người hít thở có nhiệt độ sôi rất thấp
(-1830C). Điều này chứng tỏ, lực hút giữa các phân tử O2 nhỏ, còn những
vật chất có nhiệt độ sôi cao chứng tỏ lực hút giữa chúng lớn.
Dựa vào sự khác biệt của dịch độc hóa học và khí oxy, các nhà hoá học đã
phát hiện được một vật chất có thể chống lại khí độc, đó là than hoạt
tính. Dưới điều kiện cách biệt hẳn với không khí, cho than gỗ vào hấp
nóng trong nước, tăng nhiệt, khử các chất dầu nổi trên bề mặt từ các khe
hở của than sẽ làm cho các đường trong than thêm thông suốt, diện tích
bề mặt sẽ lớn hơn. Than gỗ, sau khi được gia công như vậy, được gọi là
than hoạt tính.
Than hoạt tính có màu đen, dạng hạt hay dạng bột có diện tích bề mặt cực
lớn, diện tích bề mặt của 1g than hoạt tính có thể đạt tới trên
1.000m2. Than hoạt tính khi tiếp xúc với thể khí và thể lỏng, bề mặt lớn
đó sẽ hút các phân tử, đặc biệt là những phân tử có lực hút lớn. Do
vậy, một loại mặt nạ phòng độc có thể phòng được các loại chất độc đã
được phát minh.
Hiện
nay, mặt nạ phòng độc được sử dụng để lọc khí được tạo thành bởi một
lớp mặt nạ, bao gồm lưới lọc độc và túi mặt ngoài. Trong lưới lọc độc có
lớp lọc khói. Tầng lọc khói có thể lọc khói độc, sương mù độc, những
giọt dung dịch và những loại bụi tương đối to. Để nâng cao hiệu của việc
phòng độc, trước tiên, phải ngâm than hoạt tính trong dung dịch có chứa
bạc, đồng, crôm, làm cho lớp ngoài của than có chứa một lượng nhỏ gồm
bạc oxy hóa, đồng oxy hóa, crôm oxy hóa. Khi hơi độc bốc lên liền bị
than hoạt tính hấp thụ, dưới tác dụng xúc tác của bạc oxy hóa, đồng oxy
hóa, crôm oxy hóa phát sinh phản ứng hóa học cùng oxy, trở thành vật
chất không độc. Khi khí độc được lọc, quá trình tiêu độc cũng diễn ra
đồng thời, khí oxy lại không ngừng được cung cấp cho sự hô hấp của con
người.
Phát minh ra chiếc mặt nạ phòng độc này, các nhà khoa học đã mang đến
cho nhân loại một thiết bị vô cùng quan trọng không chỉ trong công cuộc
chống lại những cuộc chiến tranh hóa học mà còn bởi ứng dụng tuyệt vời
của nó trong nghiên cứu khoa học hiện nay.